SpStinet - vwpChiTiet

 

Giới thiệu sáng chế về chất ngọt

PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT ĐƯỜNG VÀ NGUYÊN LIỆU HỮU ÍCH

Số bằng sáng chế 1-0006834; ngày cấp: 31/01/2008 tại Việt Nam; tác giả: Akira Sugimoto, Kunihiro Ujihara, Satoshi Ohara, Yoshifumi Terajima, Yoshitaka Tomino.
Chủ sở hữu: Asahi Breweries, LTD., địa chỉ: 7-1, Kyobashi 3-chome, Chuo-ku, Tokyo 104-8323, Nhật.

Sáng chế đề xuất phương pháp sản xuất đường và ethanol từ mía cây, trong đó hầu hết năng lượng cần thiết cho các quy trình sản xuất đường, ethanol và các chất tương tự được cung cấp bằng năng lượng thu được bằng cách đốt bã mía ép, mà không làm giảm lượng đường sản xuất ra.

Phương pháp này bao gồm các công đoạn:

(a) Tạo ra nước mía ép và bã mía ép từ mía cây;
(b) Tạo ra đường và mật đường từ nước mía ép;
(c) Tạo ra năng lượng và nguyên liệu hữu ích bằng cách sử dụng nước mía ép, mật đường và bã mía ép của mía cây làm nguồn nguyên liệu mà đã thu được ở các công đoạn (a) và (b) nêu trên.

Trong phương pháp này, 90% năng lượng hoặc có thể cao hơn nữa cần cho toàn bộ các công đoạn của phương pháp sản xuất đều từ năng lượng được tạo ra bằng cách đốt bã mía ép.

PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT NGUYÊN LIỆU ĐƯỜNG THÔ ĐỂ LÊN MEN

Số bằng sáng chế 1-0006353; ngày cấp: 18/5/2007 tại Việt Nam;
Tác giả: Hiroshi Tai, Kazumi Wagatsuma, Keiji Ishii, Terutsugu Hori, Yutaka Tamura;
Chủ sở hữu: Ajinomoto Co., Inc, địa chỉ: 15-1, Kyobashi 1-chome, Chuo-ku, Tokyo 104-8315, Nhật.

Sáng chế đề cập đến nguyên liệu đường thô để lên men, có thể được sử dụng một cách rộng rãi cho các kiểu lên men. Nguyên liệu đường thô này được sản xuất từ các nguyên liệu tinh bột thô. Trong phương pháp này, lượng nước được sử dụng ở mức tối thiểu để không tạo ra các dịch bẩn hoặc cặn bẩn.

Nguyên liệu tinh bột thô được nghiền và tách thành phần chiết trên nhẹ và phần chiết dưới nặng bằng các quá trình tách như tách tuyển nổi bằng khí nén, và phần chiết dưới được xử lý lại bằng các quá trình nghiền và tách.

Nguyên liệu đường thô thu được trong quá trình lên men bằng quá trình thủy phân từ phần chiết dưới tách được ở lần cuối.

Phần chiết trên được tách để sử dụng làm thức ăn cho gia súc hoặc phân bón.

QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐƯỜNG PALATINOZA BẰNG CÁCH SỬ DỤNG VI KHUẨN KLEBSIELLA OXYTOCA

Số bằng sáng chế 2-0000534; ngày cấp: 04/4/2006 tại Việt Nam; tác giả: Dr. Yuan-Chi Su, Kun-Hsiang Yang, Shih-Ching Yang, Tou-Hsiung Yang; chủ sở hữu: Tou-Hsiung Yang , địa chỉ: No. 168 Yung Ning Road, Shalu, Taichung, Taiwan R.O.C.

Giải pháp hữu ích đề cập đến quy trình sản xuất đường palatinoza bằng cách sử dụng vi khuẩn Klebsiella oxytoca để tạo ra enzym chuyển vị glucoza. Quy trình này bao gồm các bước:

(a) Nuôi cấy vi khuẩn Klebsiella oxytoca trong môi trường nuôi cấy thích hợp để tạo ra enzym chuyển vị glucoza (a-D-glucosyl transferaza), xử lý chúng thành các dạng thích hợp chứa enzym;

 (b) Sản phẩm thu được từ bước (a) được xử lý theo trình tự chuyển hóa đường, cô đặc, kết tinh, ly tâm và sấy khô để thu được đường palatinoza tinh khiết, hoặc cô đặc, đóng rắn toàn bộ, nghiền nhỏ và sấy khô để thu được đường palatinoza thô.

Quy trình này cho hiệu suất chuyển hóa cao và hiệu quả kinh tế. Đường palatinoza được tạo ra để sử dụng trong sản xuất bánh kẹo, phụ gia dược phẩm, đường này ít gây hại cho răng, dùng cho người bị bệnh tiểu đường thay chất ngọt của đường sacaroza.

PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT NƯỚC MÍA DINH DƯỠNG ĐÓNG HỘP

Số bằng sáng chế 1-0005857; ngày cấp: 06/9/2006 tại Việt Nam; tác giả và chủ sở hữu: Đống Thị Anh Đào, địa chỉ:  114/112C Cao Thắng, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Sáng chế đề xuất phương pháp sản xuất nước mía dinh dưỡng đóng chai hoặc hộp bao gồm các công đoạn: chuẩn bị dịch nước mía ép (làm sạch mía cây, rửa, ép, lọc tách tạp chất), tiệt trùng dịch nước mía ép bằng cách làm nóng nhanh dịch nước mía ép đến nhiệt độ khoảng 900C-950C, giữ ở nhiệt độ này trong 3 phút, sau đó hạ nhiệt nhanh xuống 550C-650C rồi xuống 300C-500C để giữ được toàn bộ chất dinh dưỡng, thủy phân các protein trong dịch nước mía ép với sự xúc tác của enzym Bromelin thô có trong chồi dứa ở nhiệt độ 450C-550C trong 4-5 giờ; thủy phân polysacarit với sự xúc tác của enzym pectinaza ở nhiệt độ 180C-220C trong 2-3 giờ; lọc tinh bằng áp lực, đóng chai và thanh trùng trong nước ở nhiệt độ 1000C trong thời gian 3-5 phút. Sản phẩm nước mía dinh dưỡng đóng chai hoặc đóng hộp có thể được bảo quản trong 12 tháng ở nhiệt độ bình thường.

QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐƯỜNG CHỨC NĂNG FRUCTOOLIGOSACARIT BẰNG ENZYM FRUCTOSYLTRANSFERAZA TỪ CHỦNG ASPERGILLUS FLAVIPES VVTP84


Số đơn đăng ký sáng chế 1-2006-01122; ngày cấp: 10/7/2006 tại Việt Nam; tác giả: Hoàng Đình Hòa, Trịnh Thị Kim Vân; người nộp đơn: Trịnh Thị Kim Vân, địa chỉ: 301 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Sáng chế đề cập đến qui trình công nghệ sản xuất đường fructooligosacarit (FOS) dùng để ăn trực tiếp hoặc làm nguyên liệu chế biến thực phẩm thay thế cho đường sacaroza. Quy trình bao gồm các bước nuôi cấy nhân giống và lên men chủng Aspergillus flavipes VVTP 84, để thu nhận sinh khối chứa enzim fructosyltransferaza (FTS). Dùng sinh khối chứa enzim FTS trên để chuyển hóa dịch đường sacaroza thành đường fructooligosacarit (FOS).

Đặc điểm của quy trình là môi trường nhân giống chứa đường sacaroza, agar và khoai tây. Giống được tiếp vào quá trình lên men dưới dạng dịch bào tử huyền phù. Môi trường lên men chứa sacaroza ở nồng độ 10% - 17%.

Sinh khối chứa enzim được coi như là enzim thô và được dùng trực tiếp cho việc chuyển hóa đường FOS từ dịch 50% - 60% đường sacaroza. Sản phẩm đường FOS thu được sau chuyển hóa có nồng độ phần trăm đường FOS so với tổng lượng chất khô có trong dịch là từ 40% - 50%.

Sản phẩm dịch đường FOS sau đó được đem cô lại đến nồng độ chất khô là 60% đến 70% rồi đóng chai 200ml hoặc thùng 10 lít. Sản phẩm đóng trong 200ml được thanh trùng ở nhiệt độ 1150C trong 20 phút dùng để ăn trực tiếp như là loại đường chức năng thay thế cho đường sacaroza; Sản phẩm đóng trong thùng 10 lít bảo quản ở nhiệt độ lạnh 40C dùng để làm nguyên liệu bổ sung cho chế biến các sản phẩm thực phẩm chức năng.
ANH TRUNG (Tổng hợp)